Kỹ năng quản lý nhân sự là một kỹ năng quan trọng trong công việc của người quản lý nhân sự tài ba. Nếu bạn thực sự muốn trở thành một nhà quản lý nhân sự chuyên nghiệp bạn cần phải nắm bắt đủ các kỹ năng sau đây để có thể tìm kiếm được những nhân tài xuất sắc cho công ty của bạn.
10 kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp sau đây chắc chắn sẽ giúp quá trình quản lý và phỏng vấn nhân sự của bạn trở nên hiệu quả hơn. Nâng cao năng lực làm việc của nhân viên cũng như thể hiện được trình độ quản lý của bạn.
1. Kỹ năng chuyên môn của một nhà quản trị
Dĩ nhiên rồi, điều đầu tiên mà bạn phải học đó là kỹ năng chuyên môn của một nhà quản lý nhân sự là gì?
- Dự đoán được nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp
- Biết cách hoạch định và cơ cấu lại nhân sự doanh nghiệp
- Phân tích và vẽ được chân dung nhân sự tiềm năng cần tuyển dụng trong đợt tuyển dụng tới
- Xây dựng và triển khai các buổi phỏng vấn nhân sự thành công và hiệu quả
- Chuẩn bị được những câu hỏi và trả lời cần thiết cho một buổi phỏng vấn để tìm ra nhân sự tài năng.
- Phát triển được hệ thống liên lạc và cung cấp thông tin nội bộ hai chiều (quản lý và nhân viên)
- Xây dựng được các chương trình hội nhập nhân viên mới, và các chương trình đào tạo nhân sự cho doanh nghiệp cần thiết.
Bài viết này sẽ đi sâu vào việc bạn áp dụng các kỹ năng mềm cần thiết giúp hiểu được tâm lý của nhân viên cũng như tìm ra các giải pháp quản lý nhân sự tốt hơn cho chính bạn mà thôi.
2. Sự tâm huyết với nghề
Nói cho vui chứ quản lý nhân sự là vị trí luôn được coi như là bảo mẫu hay mama tổng quản trong một công ty. Nói thẳng luôn thì thường là người đáng sợ nhất công ty chỉ sau các vị lãnh đạo trong doanh nghiệp của bạn. Đương nhiên là cũng sẽ có người này, người kia nhưng việc bạn đảm nhiệm vị trí này có thể sẽ chịu nhiều áp lực khi đối mặt với các nhân viên khác.
Người quản lý nhân sự cần phải chăm lo tới công việc và nhu cầu của nhân viên, cũng như bám sát tới chiến lược doanh nghiệp. Họ cần phải công tâm và đảm bảo công bằng giữa nhân viên và quản lý.
3. Kỹ năng giao tiếp trong quản lý nhân sự
Kỹ năng giao tiếp không chỉ cần thiết trong vị trí công việc này mà bạn còn phải thực sự ở mức giỏi để có thể giao tiếp hợp tình hợp lý với tất cả mọi người trong công ty của bạn.
Họ cần phải nhạy bén và khéo léo trong lời ăn tiếng nói để tránh xảy ra mâu thuẫn không cần thiết. Họ cũng là một “chuyên gia tâm lý” hiểu rõ tính chất từng công việc cũng như sẵn sàng hỗ trợ nhân viên đưa ra những lời khuyên thích hợp nhất.
4. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
Đối với một nhân viên thì điều mà khiến cho họ băn khoăn hơn cả đó chính là vấn đề lương bổng và chế độ đãi ngộ, thưởng phạt. Đôi khi bạn cũng phải là người đứng ra hòa giải mâu thuẫn giữa các cá nhân với nhau,...đó chính là lúc bạn cần phải tìm đến kỹ năng đàm phán và thuyết phục nhân viên trong công ty của bạn.
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Nghe có vẻ giống so với kỹ năng đàm phán và thuyết phục ở trên nhưng không kỹ năng giải quyết vấn đề ở đây là kỹ năng mềm giúp bạn học cách bình tĩnh trước mọi tình huống và tìm ra phương án giải quyết vấn đề tốt nhất.
6. Khả năng chịu áp lực công việc cao
Chịu áp lực công việc là yêu cầu tối thiểu mà người quản lý nhân sự cần có. Hàng ngày một người quản lý nhân sự cần đối mặt với rất nhiều công việc khác nhau, giải quyết gần như suýt soát nhau. Nếu bạn không luyện tập được kỹ năng trên bạn sẽ dễ căng thẳng, và ngày càng dẫn tới áp lực chịu đựng còn tăng nhiều hơn.
7. Kỹ năng làm việc nhóm
Là một người quản lý nhân sự chuyên nghiệp bạn không chỉ biết cách giao tiếp với mọi người mà còn phải biết kỹ năng làm việc nhóm mỗi khi có các vấn đề xảy ra. Kỹ năng làm việc nhóm rất cần thiết với tất cả mọi người chứ không chỉ riêng gì những nhà quản lý nhân sự cả.
8. Kỹ năng lắng nghe
Để trau dồi các kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng của mình, người làm nghề nhân sự cần biết “lắng nghe”! Đi sâu đi sát với nhân viên và kịp thời điều chỉnh những quan hệ lao động một cách nhanh kịp thời trong mọi tình huống, biến cố. Thỉnh thoảng, một giám đốc nhân sự giỏi còn phải biến mình thành một thuyết khách, nhà ngoại giao giỏi, giúp động viên, hợp lực toàn công ty để cùng “lái con thuyền doanh nghiệp” đi lên.
9. Đọc vị người đối diện
Nắm bắt tâm lý người khác tốt sẽ giúp bạn rất nhiều khi phỏng vấn ứng viên, nhận biết, đánh giá chính xác được tiềm năng của họ. Nếu có khả năng này thì bạn dễ dàng trong việc tiếp cận, chia sẻ và giữ nhân viên giỏi trong công ty tránh tình trạng “nhảy việc”.
Nhận xét
Đăng nhận xét